Sáng 27-8, Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) TPHCM đã tổ chức buổi tiếp xúc với hơn 70 chủ xe rút hầm cầu, Phòng Cảnh sát Môi trường TP, đại diện 24 phòng TN-MT quận, huyện cùng Công ty TNHH Xử lý chất thải Hòa Bình (gọi tắt là Công ty Hòa Bình) để cùng nhau tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng xe rút hầm cầu đổ bậy làm ô nhiễm môi trường.
Xử phạt nặng xe rút hầm cầu đổ bậy.
Tịch thu xe rút hầm cầu đổ chất thải gây ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sở TN-MT cho biết công tác thu gom vận chuyển bùn hầm cầu hiện nay chủ yếu tập trung ở các thành phần tư nhân. Ước tính, toàn TP có khoảng 100 xe rút hầm cầu, mỗi xe có tải trọng từ 3-5 m3. Thế nhưng, theo Công ty Hòa Bình (nơi tiếp nhận xử lý bùn hầm cầu), từ khi hoạt động đến nay, mỗi ngày đơn vị này chỉ tiếp nhận khoảng 30 xe. Như vậy, thực tế có nhiều xe rút hầm cầu đổ chất thải ra môi trường, gây ô nhiễm. Khi được hỏi vì sao không chở bùn hầm cầu về đổ tại nhà máy xử lý của Công ty Hòa Bình, đại diện một số chủ xe rút hầm cầu cho rằng do nơi tiếp nhận ở tít tận huyện Bình Chánh, chi phí vận chuyển đường xa quá tốn kém. Chưa kể, trong thời gian tới, nếu ký hợp đồng với Công ty Hòa Bình, mỗi khi chở chất thải về đổ tại đây, chủ xe phải nộp cho công ty này 80.000 đồng/xe (tiền để xử lý bùn hầm cầu). Do đó, các chủ xe cho rằng TP nên xây dựng thêm các địa điểm tiếp nhận bùn hầm cầu, giống như trạm trung chuyển để cho xe rút hầm cầu đến đổ. Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, cho rằng việc xây dựng thêm các điểm tiếp nhận sẽ rất khó thực hiện vì sẽ gây ô nhiễm môi trường. Theo ông Phước, việc nghiên cứu xây thêm nhà máy xử lý bùn hầm cầu sẽ khả thi hơn.
"Trước mắt, trong điều kiện hiện tại, nhà máy của Công ty Hòa Bình là nơi tiếp nhận và xử lý bùn hầm cầu duy nhất của TP, do đó các xe phải chở chất thải về đây, những trường hợp đổ bậy gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là vi phạm luật môi trường, cần phải xử lý nghiêm" - ông Phước nhấn mạnh như thế với các chủ xe rút hầm cầu.
Nên xây dựng bể chứa rút hầm cầu.
Sẽ tịch thu và phạt nặng những xe rút hầm cầu đỗ chất thãi bậy vi phạm nhiều lần.
Cách đây hơn một năm, để quản lý dịch vụ thu gom-vận chuyển-xử lý bùn hầm cầu, vào tháng 5-2007, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định số 73/2007/QĐ-UBND. Theo đó, các xe rút hầm cầu phải đến phòng TN-MT quận, huyện đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, qua hơn một năm thực hiện, đến nay Sở TN-MT hầu như không nhận được báo cáo nào về danh sách các xe rút hầm cầu hoạt động trên địa bàn của các quận, huyện. Theo Sở TN-MT, số lượng đơn vị đăng ký ở các quận, huyện rất hạn chế, thậm chí có đơn vị không đăng ký nhưng vẫn hoạt động bình thường dẫn đến việc khó quản lý. Do đó, Sở TN-MT đề xuất UBND TP sửa đổi Quyết định 73 theo hướng: Về đăng ký hoạt động, sẽ tập trung đăng ký tại Sở TN-MT. Về điều kiện hoạt động: Xe vận chuyển bùn hầm cầu sẽ sơn màu xanh lá cây, có logo xác nhận đăng ký dán trên thân xe sau sau khi đăng ký (quy trình xác nhận và logo do Sở TN-MT quy định). Về công tác giám sát: Mở rộng đối tượng kiểm tra, giám sát tại địa phương như dân quân tự vệ, tổ dân phố... Các đơn vị này có thể kiểm tra và lập biên bản ghi nhận hiện trường các xe rút hầm cầu đổ bậy, sau đó báo cáo cơ quan chức năng xử lý. Ngoài ra, để khuyến khích người dân tham gia, sẽ thưởng tiền cho người chụp hình các xe rút hầm cầu đổ bậy và công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Theo kế hoạch của Sở TN-MT đến năm 2009, toàn bộ xe rút hầm cầu sẽ được gắn hệ thống định vị toàn cầu để theo dõi.
Để hạn chế tình trạng xe rút hầm cầu đổ bậy, UBND TP đã đồng ý phương án bấm niêm chì vào ống xả của các xe rút hầm cầu, những xe nào đổ bậy làm đứt niêm chì sẽ bị xử phạt.
Sign up here with your email